Làn sóng biểu tình lần hai Biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc năm 2012

Những người biểu tình bài Nhật ném các lọ mực vào tường của tòa nhà Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Thẩm Dương, Trung Quốc ngày 18 tháng 9 năm 2012.[51]Ủy ban hành động bảo vệ quần đảo Điếu Ngư 「纪念九一八,光复钓鱼台 (tưởng nhớ sự kiện Phụng Thiên, lấy lại Điếu Ngư)」.Những người biểu tình từ cộng đồng Hoa kiều cùng vẫy quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoaquốc kỳ Trung Hoa Dân quốc tại Hồng Kông.Người dân Trường Sa biểu tình bài Nhật, phản đối chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku vào ngày 18 tháng 9 năm 2012.Những người biểu tình tại Huệ Châu tham gia diễu hành bài Nhật ngày 18 tháng 9 năm 2012.

Ngày 2 tháng 9, Chính quyền Thủ đô Tokyo điều một tàu khảo sát thực địa quần đảo Senkaku để mua lại đảo từ tư nhân.[10] Ngày 11 tháng 9, Trung Quốc điều hai tàu Hải giám Trung Quốc đến các đảo để khẳng định chủ quyền,[52][53][54] Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản sẽ được huy động nếu "tàu Trung Quốc đến hoặc đến gần" các đảo thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản.[53] Cùng ngày, Nhật Bản chính thức quốc hữu hóa ba đảo thuộc quyền sở hữu tư nhân của Kurihara Kunioki.[55][56] Ngày 12 tháng 9, một cuộc biểu tình phản đối trước Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồng Kông, khoảng 15 người đã đốt quốc kỳ Nhật Bản trước tòa nhà.[54] Ngày 13 tháng 9, chính phủ Trung Quốc đệ trình hải đồ với các đường cơ sở của lãnh hải trên các đảo tranh chấp lên Liên Hiệp Quốc,[57][58] đại diện Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố 'nó chẳng thay đổi tình hình vì đường cơ sở đã từng được đệ trình [bởi Nhật Bản vào năm 1996]', tiến sĩ Jonathan Holslag thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại ở Brussels nói 'bạn phải được công nhận chủ quyền trước khi đệ trình đường cơ sở. Không có thỏa thuận về việc ai sở hữu quần đảo thì toàn bộ chuyện này cũng chỉ như cố đấm bị bông về pháp lý'.[59] Một cuộc biểu tình với khoảng 40 người Trung Quốc trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh,[60] một người Nhật bị tấn công tại Thượng Hải.[61] Ngày 14 tháng 9, sáu tàu Hải giám Trung Quốc rút khỏi vùng biển tranh chấp thuộc quần đảo Senkaku sau khi đối đầu trực diện với các tàu tuần duyên Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản,[62][63][64] người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồng Lỗi phát biểu rằng "chuyến tuần tra việc thực thi pháp luật thường niên là hoàn toàn chính đáng" và "căng thẳng giữa hai nước hoàn toàn do phía Nhật Bản gây nên".[63] Cùng ngày, sáu vụ việc người Nhật bị thương do người Trung Quốc tấn công tại Thượng Hải,[65] một người Nhật tại Đông Hoản thuộc Quảng Đông bị tấn công khi cùng gia đình đi mua sắm.[66]

Ngày 15 tháng 9, một số lượng lớn công dân Trung Quốc đại lục tham gia các cuộc tuần hành phản đối và kêu gọi tẩy chay các sản phẩm Nhật Bản.[67] Khoảng 2.000 người Trung Quốc biểu tình đã đụng độ với lực lượng cảnh sát trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh vào cùng ngày,[10][62] cảnh sát phong tỏa các đường dẫn đến Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh và điều một máy bay trực thăng quan sát trên cao, Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thượng Hải được cảnh sát lập hàng rào bảo vệ.[62][68] Những người biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh vượt quá tầm kiểm soát khi liên tục hô to 'bảo vệ người Trung Quốc hay người Nhật' và 'tuyên chiến với Nhật Bản', một số người biểu tình đã vẫy một quốc kỳ Trung Hoa Dân quốc ngay tại chỗ.[69] Tại một số thành phố, các cuộc biểu tình đã vượt khỏi tầm kiểm soát, phá hoại phóng hỏa và các hành vi tội phạm khác đã xảy ra tại Trường SaThanh Đảo. Trên khắp các thành phố, ô tô nhãn hiệu Nhật Bản lưu thông trên đường đã trở thành mục tiêu phá hoại.[70] Khoảng 10 công ty Nhật Bản tại Thanh Đảo đã bị đập phá, những người biểu tình bài Nhật đã phóng hỏa một đại lý bán hàng của Toyota.[71] Nhà máy Panasonic tại Sơn Đông đã bị đốt cháy, nhà máy Panasonic tại Tô Châu bị người biểu tình đập phá.[71][72] Cửa hàng bách hóa Nhật Bản Heiwado tại Trường SaJUSCO tại Thanh Đảo bị cướp phá.[72] Vài nghìn người biểu tình đã đột nhập vào Garden Hotel tại Quảng Châu có trụ sở Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản, đập vỡ cửa sổ và tấn công nhà hàng Nhật Bản.[73] Ngày 16 tháng 9, Ủy ban hành động bảo vệ quần đảo Điếu Ngư tại Hồng Kông đã phát động một cuộc biểu tình bài Nhật bắt đầu từ công viên Victoria kéo đến Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồng Kông. Ủy ban hành động bảo vệ quần đảo Điếu Ngư cho biết 5.000 người đã tham gia biểu tình (bao gồm cả các nhóm đánh cá từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Ma Cao), trong khi cảnh sát ước tính khoảng 850 người tham gia biểu tình lúc đỉnh điểm.[74]

Cuối tuần vào ngày 15-16 tháng 9, công dân tại Trung Quốc đại lục tham gia tuần hành phản đối và kêu gọi một cuộc tẩy chay các sản phẩm Nhật Bản tại hơn 85 thành phố Trung Quốc[75] gồm: Thượng Hải, Thẩm Dương, Trịnh Châu, Hàng Châu, Cáp Nhĩ Tân, Hồng Kông.[67][76] Biểu tình leo thang thành đốt phá xe nhãn hiệu Nhật Bản và các hành vi tội phạm khác tại Bắc Kinh,[77][78] Thâm Quyến,[10][77] Quảng Châu,[79] Trường Sa,[70][78] Tô Châu,[77] Miên Dương, Tây An,[70][80][81] Thanh Đảo,[10][77] Thành Đô.[77][81] Ảnh chụp biểu tình trên Sina Weibo tại Trùng Khánh, Côn Minh, Thái Nguyên, Nam Kinh, Tây An đã bị kiểm duyệt gỡ bỏ.[62] NHK thống kê các cuộc biểu tình diễn ra tại hơn 50 thành phố Trung Quốc vào ngày 15 tháng 9[33][82] và quy mô tiếp tục mở rộng ra hơn 80 thành phố Trung Quốc ngày 16 tháng 9,[83] Kyodo News cho biết hơn 60.000 người Trung Quốc biểu tình tại ít nhất 28 thành phố Trung Quốc,[81][82] trở thành cuộc biểu tình bài Nhật lớn nhất tại Trung Quốc kể từ khi hai quốc gia bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1972.[80][81][82][84] Ngày 15 tháng 9, một người đàn ông Trung Quốc 51 tuổi lái ô tô Toyota cùng gia đình tại Tây An bị những người biểu tình bài Nhật đánh chấn thương sọ não và phá hủy chiếc xe, nghi phạm bị cảnh sát Tây An bắt giữ, cư dân mạng Trung Quốc trên Sina Weibo cho rằng người biểu tình 'đi quá xa'.[85] Cùng ngày, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận hải quân và bắn 40 tên lửa.[11]

Các cuộc biểu tình khác diễn ra tại Los Angeles,[86] San Francisco,[87] New YorkChicago,[88] một kiến nghị gửi lên chính quyền liên bang Hoa KỳQuốc hội Hoa Kỳ để có lập trường trung lập về tranh chấp.[89] Phóng viên South China Morning Post Felix Wong bị cảnh sát Thâm Quyến đánh đập trong khi đưa tin về các cuộc biểu tình.[90]

Ngày 16 tháng 9, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức tuyên bố đệ trình một đề xuất yêu cầu 'mở rộng tự nhiên thềm lục địa' Trung Quốc kéo dài hơn 200 hải lý đến Trũng Okinawa và đi qua phân định vùng đặc quyền kinh tế (EZE) của biển Hoa Đông lên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.[91] Cùng ngày, cảnh sát chống bạo động ngăn chặn người biểu tình tiếp cận Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô.[10] Tại Thâm Quyến, khoảng 2.000 người biểu tình đã cố gắng xâm nhập vào một trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đụng độ với lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc.[73] Những người biểu tình ném chai vào cảnh sát trước trụ sở của đảng Cộng sản Trung Quốc và ném đá vào các xe đỗ trong khuôn viên tòa nhà đảng Cộng sản Trung Quốc.[92] Cùng ngày, biểu tình tại Hồ NamQuý Châu xuất hiện những biểu ngữ bất mãn với đảng Cộng sản Trung Quốc trong vấn đề xã hội như tham nhũng, cưỡng chế di rời, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc không có hành động đáp trả đối với chính phủ Nhật Bản.[93] Ngày 17 tháng 9, Yomiuri Shimbun thống kê các cuộc biểu tình bài Nhật đã lan rộng ra khoảng 100 thành phố tại Trung Quốc.[64]

Ngày 18 tháng 9, người dân ở hơn 180 thành phố tại Trung Quốc tham gia các cuộc biểu tình vào ngày kỷ niệm lần thứ 81 sự kiện Phụng Thiên.[94] Những người biểu tình tại Đài Loan đã đốt cháy và giẫm lên quốc kỳ Nhật Bản trước Lập pháp viện Trung Hoa Dân QuốcĐài Bắc, kêu gọi chính phủ Trung Hoa Dân quốc hợp tác với Trung Quốc để lấy lại các đảo từ Nhật Bản.[95] Ô tô Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Gary Locke bị chặn lại trước cửa Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc bởi những người biểu tình đang hô to các khẩu hiệu 'chính quyền liên bang Hoa Kỳ là chủ mưu' khi nhắc đến Hiệp ước hợp tác và an ninh lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.[96] Những người biểu tình ném các chai vào ô tô của Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc và giật phăng quốc kỳ Hoa Kỳ ghim trên ô tô.[97][98] Sau đó, lực lượng an ninh Trung Quốc giải tán nhóm người biểu tình, Gary Locke nói rằng 'mọi chuyện đã kết thúc trong một vài phút, tôi không cảm thấy bất kỳ mối nguy hiểm nào'. Các quan chức Trung Quốc đã bày tỏ sự đáng tiếc về vụ việc và đang điều tra sự cố 'đặc biệt'.[99] Hai người Nhật đổ bộ lên đảo Uotsuri vào buổi sáng cùng ngày; chính phủ Trung Quốc điều 10 tàu Hải giám Trung Quốc và một tàu tuần tra ngư nghiệp hoạt động gần vùng biển tiếp giáp ngoài đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku.[100][101][102]

Ngày 19 tháng 9, những người biểu tình bài Nhật đã ném các lọ mực vào tường tòa nhà Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Thẩm Dương,[51] khoảng 300 Hoa kiều biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Den HaagHà Lan.[103] Cùng ngày, những người dùng internet tại Trung Quốc tấn công 19 website của Nhật Bản.[11] Ngày 20 tháng 9, khoảng 70 người thuộc liên đoàn học giả Trung Quốc biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Nhật Bản tại SeoulHàn Quốc.[104] Ngày 23 tháng 9, các tổ chức xã hội dân sự Đài Loan tổ chức một cuộc tuần hành khoảng 1.000 người tại Đài Bắc phản đối Nhật Bản, những người tham gia tuần hành có quan điểm khác nhau về việc có nên chung tay cùng Trung Quốc hay không.[105] Ngày 25 tháng 9, các tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật BảnCục Cảnh sát biển Đài Loan phun nước đối đầu trực diện sau khi một đội tàu Đài Loan trong một khoảng thời gian ngắn đã tiến vào vùng biển mà Nhật Bản gọi là lãnh hải Nhật Bản.[106][107] Ngày 4 tháng 10, khoảng 200 người Trung Quốc biểu tình phản đối trước Lãnh sự quán Nhật Bản tại MelbourneÚc.[108] Ngày 3 tháng 12, máy bay giám sát của Trung Quốc bay qua đảo tranh chấp, chính phủ Nhật Bản tuyên bố Trung Quốc vi phạm không phận Nhật Bản.[109]

Phản ứng

Hoa Kỳ

Ngày 12 tháng 9, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt M. Campbell nói rằng 'Washington sẽ không đứng về phía nào trong vấn đề này', khu vực này là 'buồng lái của kinh tế toàn cầu' và 'điều quan trọng nhất' là hòa bình và ổn định được duy trì. 'Các cột mốc không thể lớn hơn và mong muốn các nhà lãnh đạo giữ vững điều đó trong tâm trí'.[110] 2 ngày sau, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh cảnh báo người Mỹ tránh các khu vực biểu tình nếu có thể, phải thận trọng khi ở gần bất kỳ cuộc biểu tình nào. Công dân Hoa Kỳ nên bám sát các phương tiện truyền thông về các sự kiện địa phương và nhận thức được môi trường xung quanh mọi lúc.[111]

Tới ngày 16 tháng 9, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta nói với các phóng viên 'Tôi lo ngại khi hai quốc gia này có hành động khiêu khích bằng cách này hay cách khác trên các đảo khác nhau, điều đó sẽ làm tăng khả năng một đánh giá sai ở bên này hoặc bên kia có thể dẫn đến bạo lực và có thể dẫn đến xung đột'.[112] Leon Panetta phát biểu vào ngày hôm sau tại buổi họp báo trước khi rời Tokyo và đến Bắc Kinh: 'Rõ ràng chúng tôi lo ngại các cuộc biểu tình và chúng tôi lo ngại về xung đột đang diễn ra trên quần đảo Senkaku, thông điệp mà tôi đã cố gắng truyền tải là một thông điệp mà chúng ta phải cố gằng giữ bình tĩnh và kiềm chế từ mọi phía. Chúng tôi hy vọng rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết hòa bình và mặc dù chúng tôi hiểu sự khác biệt ở đây liên quan đến quyền tài phán, điều cực kỳ quan trọng có tính chất ngoại giao trên tất cả mọi phương diện được sử dụng để cố gắng xây dựng cách giải quyết những vấn đề này. Nó nằm trong lợi ích của mọi người đối với Nhật Bản và Trung Quốc để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tìm cách tránh leo thang hơn nữa'. Theo Hiệp ước hợp tác và an ninh lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, Leon Panetta lo ngại các quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ, có thể bị kéo vào các xung đột trên quần đảo nếu Nhật Bản bị tấn công.[113]

Ngày 20 tháng 9, Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Jim Webb thuộc đảng Dân chủ quan ngại mạnh mẽ về lập trường của Trung Quốc trong các biệp pháp đối phó Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku và Okinawa, nhấn mạnh rõ ràng rằng quần đảo Senkaku thuộc phạm vi nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo Hiệp ước hợp tác và an ninh lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.[114]

Đài Loan

Ngày 13 tháng 9, cựu Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Lý Đăng Huy nhận xét 'quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản trong quá khứ và sẽ tiếp tục như vậy đến hiện tại.[...] Nếu bạn nói Senkaku thuộc về Đài Loan thì có lẽ làm hài lòng người dân (Đài Loan)... Nhưng tôi phải nói rõ ràng rằng từ nhiều năm trước khi tôi là tổng thống đương nhiệm thì Senkaku là lãnh thổ Nhật Bản'.[115] Đúng 10 ngày sau, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Mã Anh Cửu nói rằng 'Đài Loan có lợi ích quốc gia riêng nên sẽ không giải quyết vấn đề quần đảo Điếu Ngư cùng với Trung Quốc'.[105] Ngày 28 tháng 9, ông Mã tuyên bố vùng biển xung quanh Điếu Ngư là ngư trường truyền thống của ngư dân Đài Loan.[116]

Trung Quốc

Ngày 9 tháng 9, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào khi hội đàm với thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình DươngVladivostok đã nói rằng 'tôi kiên quyết phản đối việc quốc hữu hóa' và chỉ ra quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc đang ở một trạng thái khó khăn trong vấn đề quần đảo Senkaku.[11][83]

Tới ngày 12 tháng 9, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói 'Chính phủ và các lực lượng vũ trang Trung Quốc vững vàng và không thể lay chuyển trong quyết tâm bảo vệ chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển của tình hình và bảo lưu quyền thực hiện các biện pháp đối ứng'.[54][110] Chỉ 1 ngày sau, nhà nghiên cứu kinh tế Mai Tân Dục của Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng 'trong thương mại Trung-Nhật hiện tại, mặc dù Trung Quốc có sức mạnh tiềm tàng tác động đến Nhật Bản thông qua năng lực nhập khẩu, nhưng sức mạnh tiềm tàng này không nên bị giới hạn vì nhiều yếu tố như thị trường thay thế yếu. Hầu hết hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc không phải hàng dân dụng mà là đầu vào trung gian hoặc thiết bị sản xuất, bởi vì Nhật Bản đóng vai trò chìa khóa trong thiết bị sản xuất và đầu vào trung gian quan trọng thuộc lĩnh vực sản xuất chế tạo hàng đầu thế giới. Hiện trạng này đặc biệt nổi bật trong công nghiệp ô tô, điện tử học và nhiều ngành công nghiệp khác. Hầu hết sản phẩm mà Trung Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản không dễ dàng tìm được nguồn thay thế, hiện tại nhiều sản phẩm thậm chí không có nguồn thay thế. Đó là lý do tại sao động đất và sóng thần Tōhoku 2011 tại Nhật Bản đã gây ra cú sốc lớn trên thị trường điện tử toàn cầu. Trong trường hợp này, tẩy chay hàng hóa lĩnh vực này của Nhật Bản sẽ chắc chắn khiến công nghiệp và xuất khẩu cũng như việc làm của Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề'.[117] Ngày 16 tháng 9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồng Lỗi sau đó khẳng định 'người dân Trung Quốc rất không hài lòng và kiên quyết phản đối chính phủ Nhật Bản vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc nhưng điều này không nhắm vào người dân Nhật Bản. Trung Quốc là một quốc gia thượng tôn pháp luật và sự an toàn cá nhân của công dân Nhật Bản tại Trung Quốc được bảo vệ theo luật pháp. Đồng thời, chúng tôi ủng hộ công dân thể hiện các yêu cầu của họ theo luật pháp và lý tính'.[118]

Trong buổi tiếp đón Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đến thăm Trung Quốc ngày 18 tháng 9, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình nói rằng việc mua đảo của Nhật Bản là một trò hề, 'Nhật Bản nên kiềm chế hành vi của mình, ngăn chặn bất kỳ lời nói hay hành động nào làm xói mòn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc'. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồng Lỗi phát biểu 'quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại. Đó là tất cả tính hợp pháp và lẽ phải cho các tàu cá Trung Quốc được đánh bắt cá ở vùng biển liên quan'.[99] Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khi gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã nói rằng một loạt các cuộc biểu tình bạo loạn hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Nhật Bản và chỉ trích mạnh mẽ việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku một cách hoàn toàn bất hợp pháp.[119] Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc Thẩm Đan Dương trong buổi họp báo ngày 19 tháng 9 trả lời rằng Bộ Thương mại ủng hộ mạnh mẽ hành động yêu nước hợp pháp và chấp nhận chịu tổn thất, doanh nghiệp Nhật Bản cần báo cáo hiện trạng cho các cơ quan liên quan kịp thời.[120]

Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản

Ngày 10 tháng 9, Chánh Văn phòng Nội các Fujimura Osamu tuyên bố trong buổi họp báo mua các đảo từ chủ sở hữu tư nhân người Nhật để đảm bảo việc quản lý, bảo đảm hòa bình và ổn định.[121] Hai ngày sau, ông tiếp tục khẳng định rằng 'Chúng tôi hoàn toàn không mong muốn bất kỳ hậu quả đáng ngại nào đi quá xa trong mối quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc. Điều quan trọng là chúng tôi tránh xa hiểu lầm và những vấn đề không dự kiến'.[110] Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc chỉ một ngày sau đó đưa ra một thông điệp cảnh báo người Nhật tại Trung Quốc chú ý đến các cuộc biểu tình bài Nhật gần đây. Nếu không cần thiết, hãy cố gắng không đi ra ngoài và tránh ra ngoài vào ban đêm để đảm bảo an toàn bản thân.[122] Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Thượng Hải công bố trên website một một số cuộc biểu tình vào ngày 15 tháng 9, 16 tháng 9, 18 tháng 9; đồng thời nhắc nhở người Nhật cẩn thận với môi trường xung quanh, ngay cả khi đi ra ngoài vào ban ngày và tránh nói to bằng tiếng Nhật.[123]

Ngày 15 tháng 9, chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ sử dụng các kênh ngoại giao để yêu cầu Trung Quốc đảm bảo sự an toàn cho người Nhật tại Trung Quốc.[124] Ngày hôm sau, thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko phát biểu 'Chúng tôi muốn [Trung Quốc] giám sát tình hình để ít nhất công dân và doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc sẽ không gặp nguy hiểm. Chúng tôi sẽ tiếp tục có thái độ kiên quyết nhưng chúng tôi cũng sẽ giữ bình tĩnh. Nhật Bản sẽ yêu cầu phía Trung Quốc làm điều tương tự'.[125] Ông Noda nhấn mạnh sẽ tiếp tục duy trì chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, chính phủ sẽ tăng cường giám sát và ngăn chặn các tàu Trung Quốc xâm phạm các vùng biển liên quan,[126] đặc biệt quan tâm áp dụng nguyên tắc "kiên quyết tương xứng" và "bình tĩnh" để giải quyết vấn đề khi các cuộc biểu tình của Trung Quốc đe dọa "an ninh của người Nhật và các công ty Nhật Bản. Chúng tôi phản đối chính phủ Trung Quốc và mạnh mẽ tìm kiếm an ninh".[127]

Ngày 17 tháng 9, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kōichirou Genou tiết lộ một thỏa thuận với Hoa Kỳ sẽ bảo vệ các đảo, mặc dù chủ đề này không được thảo luận với người Mỹ.[128] Đúng một ngày sau, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ishiba Shigeru nói rằng 'mất một mảnh của Nhật Bản sẽ đồng nghĩa với mất toàn bộ quốc gia. Chúng ta cần phải tăng cường răn đe, có thể bằng cách cân nhắc phối hợp giữa Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật BảnLực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản'.[99][102] Chánh Văn phòng Nội các Fujimura Osamu dẫn lời thủ tướng Noda Yoshihiko nói 'chúng tôi sẽ cảnh giác và thực hiện mọi biện pháp có thể'. Người phát ngôn của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết đã điều máy bay tuần tra trên biển Hoa Đông nhưng không nhận thấy vấn đề báo động nào, nói rằng 'theo chúng tôi biết thì đây không phải là tình huống cần đến hành động của chúng tôi'.[102] Cùng ngày, cựu Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Yūji Miyamoto cho rằng 'thái độ mạnh mẽ của Trung Quốc bắt nguồn từ nền tảng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và nhu cầu bảo đảm nguồn lực. Trong những năm gần đây, Trung Quốc quan tâm đến các mỏ dầu nằm dưới đáy biển Đông nên việc ma sát với các nước láng giềng Đông Nam Á đang tăng cường'.[83] Ngày 19 tháng 9, thống đốc Tokyo Ishihara Shintarō nhấn mạnh phản ứng của Nhật Bản đối với sự xâm lược lãnh hải của tàu Hải giám Trung Quốc là 'nếu nó trở nên quá khích hoặc cực đoan, bạn có thể nói 'tôi sẽ dập tắt nó'', Ishihara Shintarō chỉ trích 'khủng bố, đây là khủng bố' đối với biểu tình bạo lực bài Nhật tại Trung Quốc.[129] Ngày 24 tháng 9, thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko cảnh báo Trung Quốc rằng 'các cuộc biểu tình bạo lực và các lệnh trừng phạt thương mại không chính thức rõ ràng có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi, làm suy yếu hơn nữa nền kinh tế thực sự mỏng manh của Trung Quốc. Tôi hy vọng Trung Quốc có thể tỉnh táo và nhận thức hợp lý rằng bất kỳ hành vi nào mâu thuẫn với điều này sẽ gây bất lợi cho chính họ'.[130]

Ngày 26 tháng 9, chính phủ Nhật Bản hủy bỏ chuyến thăm Trung Quốc nhân kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc.[131][132] Bốn ngày sau, cựu chủ tịch đảng Dân chủ Maehara Seiji tuyên bố 'Trung Quốc đang xuyên tạc sự thật trong mối quan hệ giữa Okinawa với quần đảo Senkaku, đó là một sai phạm nghiêm trọng. Những người tại Nhật Bản bao gồm cả chính khách cũng không nhìn thẳng vào lịch sử và cố gắng trốn tránh.[...] Đây là một tranh chấp lãnh thổ'.[133] Ngày 19 tháng 10, chính phủ Nhật Bản chấm dứt dự án có thời hạn 10 năm 'giao lưu sĩ quan cấp trường' giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật BảnGiải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.[134] Ngày 13 tháng 1 năm 2013, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō chỉ trích 'Thật sai lầm khi Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, đã đạt được một mục tiêu chính trị bằng cách cho phép phá hoại các công ty liên kết của Nhật Bản và các công dân Nhật Bản có đóng góp cho nền kinh tế Trung Quốc. Điều này sẽ không chỉ làm xói mòn mối quan hệ song phương, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội Trung Quốc'.[135]

Xã hội Nhật Bản

Ngày 11 tháng 9, đài NHK bắt đầu thực hiện chương trình dự báo thời tiết trên quần đảo Senkaku.[83] Ngày 14 tháng 9, sau khi nữ diễn viên Aoi Sora kêu gọi tình hữu nghị giữa Trung QuốcNhật Bản trên Sina Weibo, cư dân mạng Trung Quốc đã phản ứng khác nhau.[136] Ngày 17 tháng 9, năm nhà hoạt động Nhật Bản tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản ở Tokyo nói rằng 'thật xấu hổ, người Trung Quốc! Người Nhật sẽ không im lặng'.[137] Từ ngày 17-18 tháng 9, các trường Nhật Bản tại Bắc Kinh đã hủy lịch dạy ở các lớp học.[73] Hãng sản xuất xe cơ giới Honda tạm thời đóng cửa toàn bộ năm nhà máy lắp ráp lớn tại Trung Quốc, trong khi Toyota giữ lại quyết định đóng cửa tạm thời để các công ty con tự quyết định dựa trên bối cảnh địa phương, Nissan tạm thời đóng cửa hai trong tổng số ba nhà máy tại Trung Quốc, và Mazda quyết định tạm dừng sản xuất tại Nam Kinh trong bốn ngày. Sony quyết định tạm dừng hai trong tổng số bảy nhà máy một khoảng thời gian ngắn, hai nhà máy của PanasonicThanh ĐảoTô Châu tại Trung Quốc đã bị đập phá trong các vụ tấn công, Canon tạm thời đóng cửa ba trong tổng số các nhà máy tại Trung Quốc, Kobe Steel tạm dừng hoạt động bốn nhà máy trong tháng 9 năm 2012, Fast Retailing tạm dừng hoạt động 19 cửa hàng tại Trung Quốc.[138] AEON đóng cửa 30 siêu thị trong tổng số 35 siêu thị tại Trung Quốc.[95] Ngày 18 tháng 9, nhóm cực hữu Nhật Bản Ganbare Nippon (tổ chức đổ bộ lên các đảo đang tranh chấp trước đó) đã tổ chức một cuộc biểu tình đối ngược bài Trung tại Tokyo với khoảng 50 người.[139] Cùng ngày, Audi Nhật Bản xin lỗi trên Twitter về vụ việc xuất hiện biểu ngữ bài Nhật trước đại lý ô tô Audi tại Vân Nam của Trung Quốc,[140] đại diện Baidu Nhật Bản nói rằng công ty không biết gì về việc sử dụng biểu trưng của quần đảo Điếu Ngư,[141] cổ phiếu một số công ty Nhật Bản bị thua lỗ ở Trung Quốc đã bị bán tháo do lo ngại về quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc.[142] Hãng hàng không Japan Airlines giảm một nửa các chuyến bay Tokyo-Bắc KinhŌsaka-Thượng Hải.[143] Trong khi đó, hãng All Nippon Airways báo cáo khoảng 3.800 hành khách hủy chuyến bay từ Nhật Bản đến Trung Quốc[144] và tiết lộ khoảng 15.000 khách du lịch Trung Quốc hủy bay đến Nhật Bản.[144][145] Theo khảo sát của Asahi Shimbun từ 8 tháng 8 đến 20 tháng 9, 90% người Nhật cho rằng quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc xấu đi.[146][147] Reuters công bố khảo sát khoảng 41% công ty Nhật Bản (260 trong tổng số 400 công ty) thừa nhận căng thẳng biểu tình tại Trung Quốc đang ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, một số xem xét rút khỏi Trung Quốc.[148][149] Theo khảo sát năm 2012 của Nihon Keizai ShimbunTrung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, 82,2% người Nhật cho rằng 'rủi ro chính trị' là rủi ro lớn nhất đối với việc kinh doanh tại Trung Quốc và 43,7% người Nhật cho rằng 'tẩy chay doanh nghiệp hoặc hàng hóa Nhật Bản khi quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc xấu đi' là vấn đề nghiêm trọng nhất.[150]

Bình luận truyền thông

Truyền thôngPhản ứng
Trung QuốcNhân Dân nhật báo xuất bản tựa đề bài viết 'Chúng ta bảo vệ quần đảo Điếu Ngư bằng cách nào?' đã gọi biểu tình bài Nhật giống như một "cuộc diễu hành liên quan đến Nhật Bản" và tin rằng "sự tàn bạo phi lý không khác gì các chính trị gia Nhật Bản'.[151] China Daily cứng rắn lập luận 'Trung Quốc nên quên đi việc thúc đẩy hội nhập kinh tế Trung-Nhật và chống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đang hồi sinh'. China Daily chỉ ra 'Nhật Bản đã cố gắng hạ thấp tranh chấp quần đảo Điếu Ngư bằng cách gửi một lá thư do Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko viết tới Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, tiến hành "ngoại giao hành lang" bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và hứa hẹn không thay đổi hiện trạng hoặc xây dựng các cấu trúc mới trên quần đảo Điếu Ngư. Rõ ràng Nhật Bản đang sử dụng cả sách lược cứng và mềm để củng cố hơn nữa việc chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Điếu Ngư'.[152] Tân Hoa Xã nói rằng 'Nếu Trung Quốc đang thực hiện tốt đầu tư nội địa và môi trường xã hội ổn định để giới thiệu với nhà đầu tư nước ngoài, điều đó rất quan trọng để thuyết phục Nhật Bản chuyển các ngành công nghệ cao và các ngành giá trị gia tăng cao tới Trung Quốc, việc này vô cùng quan trọng'.[153]

Yahoo! Trung Quốc bình luận 'trong một xã hội không có luân thường đạo lý cơ bản, mọi người hành động với cảm xúc mạnh mẽ thì tất yếu làm tổn thương lẫn nhau. Sự giao thương ngày càng phát triển giữa những người lạ trong xã hội này, tần suất mà mọi người làm tổn thương nhau với cường độ ngày càng lớn'.[154] Tuần san Tân văn Trung Quốc đăng bài xã luận đặc biệt nói rằng "những kẻ yếu đuối có tâm lý phẫn uất hơn khi đối mặt với một quốc gia hùng mạnh đã bắt nạt đất nước của họ. Vì sức mạnh hạn chế, họ có xu hướng trút giận lên đường phố của chính họ. Tẩy chay hàng hóa nước ngoài và thậm chí đập phá hàng hóa nước ngoài thuộc sở hữu của đồng bào trong chính đất nước của họ, buộc tội những người đó là kẻ phản bội, đó thường là vũ khí của kẻ yếu... Vị thế toàn cầu của Trung Quốc đã được cải thiện và nó cần trưởng thành trong tâm hồn. Cho dù bạn nghĩ về bản thân hay suy nghĩ về thế giới, bạn không thể nán lại ở thời điểm bệnh tật.[155] Nhật báo đô thị phương Nam nhận xét 'Bất cứ ai có một phán đoán tối thiểu và lý trí căn bản khó có thể liên kết sự tàn bạo ngột thở này với sự nhiệt tình yêu nước của mình. [....] Một nhóm công dân có tư duy độc lập và lý trí nên là nguồn năng lượng tích cực để đất nước phát triển, có tự do và phẩm giá'.[156]

Tin tức Bắc Kinh đăng bài xã luận đặc biệt nói rằng trong lúc diễu hành, dẫu cho chỉ có một cá nhân vi phạm pháp luật cũng đủ làm hành động yêu nước thành đáng xấu hổ. Chủ nghĩa yêu nước không phải là một cái cớ để vượt qua luật pháp.[157] Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh nói rằng 'những khu phố đầy mùi khói, ô tô bị lật nhào và những người với khuôn mặt méo mó không phải là cảnh mà một xã hội văn minh nên có, mà giống như một sự tăm tối gớm ghiếc nhiều hơn... Nếu bạn để xung lượng này tiếp tục, không chỉ vấn đề quần đảo Điếu Ngư không thể được giải quyết mà ngay cả trật tự cuộc sống bình thường của người dân cũng không thể được đảm bảo. Nó là cần thiết để ngăn chặn phá hoại và phóng hỏa, các biện pháp lâu dài để xoa dịu sự thù địch cũng cần mau lẹ tích lũy'.[158] Đại Công báo nhận xét rằng 'một số khách sạn đã đốt cháy nhiều ô tô nhãn hiệu Nhật Bản và hành hung người Nhật, điều đó không thực sự thể hiện chủ nghĩa yêu nước bài Nhật của họ mà là để trút bỏ thực tế bị đè nén và sự bất mãn mạnh mẽ của họ. Bởi vì ở Trung Quốc, chủ nghĩa yêu nước có tính đúng đắn chính trị tuyệt đối, nhân danh chủ nghĩa yêu nước, ngay cả khi họ tạo ra ngọn lửa thì chính phủ Trung Quốc cũng khó có thể buộc họ phải chịu trách nhiệm... Nó có liên quan nhiều đến việc chính phủ Trung Quốc phải sử dụng chủ nghĩa yêu nướcchủ nghĩa dân tộc Trung Quốc để thiết lập và nâng cao 'tính hợp pháp''.[159]

Minh báo dẫn lời giáo sư Hồ Tinh Đẩu tại Học viện Công nghệ Bắc Kinh nói rằng sự mất kiểm soát trong cuộc biểu tình liên quan đến chủ nghĩa yêu nước của người Trung Quốc nhưng thiếu nhận thức quyền công dân và dễ dàng bị chủ nghĩa dân tộc cực đoan kiểm soát, 'người Trung Quốc có cả hai yếu tố là đám đông hỗn loạn và thiếu nhận thức quyền công dân'. Chính phủ Trung Quốc có một số chấp thuận trong việc diễu hành để thay đổi tầm nhìn xã hội, tăng cường sự gắn kết và trút bỏ cảm xúc dân tộc.[160] Sina Corp bình luận 'trong những đám dông diễu hành khắp nơi, ngoài những khẩu hiệu bài Nhật, nhiều người đã giơ cao chân dung nhà lãnh đạo quá cố của Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông và cầm tấm vải "Mao chủ tịch, chúng tôi nhớ ông", những người diễu hành thậm chí đã hát Quốc tế ca dường như muốn thể hiện một số tiếng nói không dính dáng đến chính quyền'.[161]

Sohu cho rằng 'Trung Quốc thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nhật Bản là con dao hai lưỡi. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Năm 2011, thương mại song phương Trung-Nhật đạt hơn 340 tỷ US$, một giá trị tăng gấp 3 lần trong thập kỷ qua'.[148] South China Morning Post cho rằng 'Trung Quốc cuối cùng đã trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, một nhân vật chủ chốt trong chính trị toàn cầu. Nhưng người Trung Quốc theo một cách nào đó vẫn không thể thoát khỏi tâm lý 'nạn nhân', đặc biệt là khi liên quan đến Nhật Bản. [...] Điều tồi tệ hơn là lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp biển Đông với nhiều quốc gia khác nhau. Trung Quốc dường như muốn sử dụng cơ bắp và ra lệnh cho các quốc gia liên quan bằng cách cưỡng ép tuân thủ các điều khoản đơn phương lặp lại của Trung Quốc'.[162] Đại Kỷ Nguyên cho rằng một số cuộc biểu tình bài Nhật được kích động bởi lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc và đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc khi các nhân vật khả nghi kích động mặc áo chống đạn và đeo tai nghe cảnh sát. Đại Kỷ Nguyên chỉ ra sự kiểm duyệt bất thường trên Sina Weibo, sự cho phép biểu tình bài Nhật diễn ra trong khi biểu tình chống chính phủ Trung Quốc bị kiềm chế.[121]

Nhật BảnThe Japan Times cho rằng 'các cuộc biểu tình diễn ra vào thời điểm nhạy cảm về mặt chính trị nhiều tháng trước sự thay đổi nhà lãnh đạo một thập kỷ của Trung Quốc, tại một số thành phố đã chuyển thành các phong trào chỉ trích nhiều vấn đề như chế độ độc đảng và tham nhũng của bộ máy quan liêu'.[84] NHK dẫn lời giáo sư Kazuko Mōri tại đại học Waseda khi nói về những người trẻ Trung Quốc tham gia biểu tình bài Nhật: 'Không chỉ là chủ nghĩa yêu nước mà đó còn là giáo dục chính trị, nghĩa là cách giáo dục đó đi kèm sức mạnh đạo đức. Tuy nhiên, trong cộng đồng quốc tế, những hành động yêu nước gây phiền phức cho các quốc gia khác hoặc xâm phạm chủ quyền các quốc gia khác thì không phải là vô tội, đây là một tội ác, một sự man rợ, một hành động vô đạo đức. Tôi muốn những người trẻ Trung Quốc chịu trách nhiệm cho tương lai nhận thức đầy đủ và tôi muốn kêu gọi mạnh mẽ vào thời điểm này'.[83]

Yomiuri Shimbun xuất bản xã luận ngày 17 tháng 9 và 19 tháng 9 nói rằng những kẻ phá hoại tại Trung Quốc là 'bạo lực cực đoan' và 'yêu nước ngây thơ', 'tình cảm của Nhật Bản đối với Trung Quốc đang trở nên tồi tệ hơn', chính phủ Trung Quốc nên xử lý nghiêm các nghi phạm liên quan đến phá hoại theo đúng pháp luật, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cần bảo đảm an ninh kỹ lưỡng quần đảo Senkaku, một yêu cầu mạnh mẽ đảm bảo an toàn cho các công ty Nhật Bản và người Nhật từ chính phủ Nhật Bản đến chính phủ Trung Quốc, tăng cường trách nhiệm của quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản, kêu gọi sự ủng hộ từ quốc tế đối với quần đảo Senkaku thuộc lãnh thổ Nhật Bản.[64][163] Yomiuri Shimbun chỉ ra 'những người biểu tình cầm ảnh chân dung Mao Trạch Đông có lẽ chất chứa sự bất mãn mạnh mẽ với bất bình đẳng kinh tế ngày càng lớn dưới thời chính quyền hiện tại. Không thể nói rằng đây chỉ là biểu tình bài Nhật đơn thuần'.[163] Sankei Shimbun phân tích rằng lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ban đầu dự định đối phó vấn đề quốc hữu hóa quần đảo Senkaku ở mức độ vừa phải, nhưng sau sự kiện tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đến thăm đảo Liancourt và trở thành một vấn đề nghiêm trọng giữa Nhật Bản-Hàn Quốc thì quan điểm chủ nghĩa bảo thủ 'tại sao chỉ có Trung Quốc yếu nhược trước Nhật Bản?' gia tăng trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo chủ nghĩa bảo thủ Tập Cận Bình được bổ nhiệm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và người bạn thân Lật Chiến Thư nhậm chức chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình thiết lập đường lối cứng rắn với Nhật Bản và các cuộc biểu tình bài Nhật được khuyến khích.[164]

Mainichi Shimbun nhận định khi các cuộc biểu tình bài Nhật lan rộng, nhiều nơi xuất hiện những người biểu tình cầm ảnh chân dung Mao Trạch Đông. Diễu hành lớn với ảnh Mao Trạch Đông giống như một biểu tượng đại chúng sử dụng khao khát của người Trung Quốc đối với thời đại Mao khi bất bình đẳng kinh tế còn ít, giống như trường hợp cách chức Bạc Hy Lai được phân tích để đại diện sự lan truyền bất mãn quần chúng do bất bình đẳng kinh tế và hiện trạng của Trung Quốc hiện tại với nhóm người chủ nghĩa bảo thủ nổi lên.[165] Tokyo Shimbun phân tích 'lý do chính khiến biểu tình bài Nhật biến thành một đám đông bạo lực là bởi vì có sự tham gia của những lao động nhập cư bất mãn với tham nhũngbất bình đẳng kinh tế. Biểu tình giống như một lối thoát cho sự bất mãn xã hội với những hành động dữ dội. Hầu hết trong số chín lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc thuộc Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (bao gồm cả Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo) đã cho phép biểu tình bài Nhật diễn ra'.[166] Nihon Keizai Shimbun bình luận 'với dàn lãnh đạo tiếp theo của đảng Cộng sản Trung Quốc sắp ra mắt vào mùa thu này, họ bắt đầu sử dụng vấn đề Senkaku và tâm lý bài Nhật để phát động sức mạnh quốc gia. Mặt khác, chính quyền cảnh giác với các cuộc biểu tình sẽ chuyển sang chỉ trích sự cai trị độc đảng của đảng Cộng sản Trung Quốc'.[167]

Quốc tếVOA tin rằng với sự phổ biến tham nhũng và những bất bình công khai sâu sắc, không thể loại trừ khả năng tâm lý bài Nhật sẽ phát triển thành các cuộc biểu tình chống chính phủ.[168] The New York Times đánh giá 'Tập Cận Bình khi so sánh với Mao Trạch Đông chủ yếu dựa vào nỗ lực tập trung quyền lực và xây dựng một hình ảnh lôi cuốn 'Bác Tập'. Nhưng không giống như Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình không kêu gọi người dân nổi dậy và khuấy động một bàn tay tập thể chống lại sức mạnh nước ngoài. Cho đến hiện tại, Tập Cận Bình thể hiện một bộ mặt cứng rắn nhưng ôn hòa với thế giới, dựa vào sức mạnh nội lực của Trung Quốc để khẳng định và bảo vệ lợi ích của Trung Quốc mà không nhượng bộ với những tiếng nói cực đoan trên internet'.[169] Chosun Ilbo nhận xét rằng 'để đối phó với các cuộc biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản đã không đưa ra một phản ứng hiệu quả nào, điều này thể hiện chính phủ Nhật Bản đã không làm bất cứ hành động gì với Trung Quốc'.[170]

Der Spiegel phỏng vấn Hội đồng đối ngoại ĐứcEberhard Sandschneider về vấn đề quần đảo Senkaku và các cuộc biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc, ông nói rằng nguyên nhân ba chính phủ ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản căng thẳng về quần đảo Senkaku là bởi vì bị áp lực của các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc. Liên quan đến xu hướng "tẩy chay hàng hóa Nhật Bản" trong các cuộc biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc, Eberhard Sandschneider tin rằng chiến tranh thương mại có thể nguy hiểm hơn chiến tranh quân sự.[171] Forbes dẫn lời Morita Kyohei của Barclays 'tâm lý bài Nhật gia tăng có thể trở thành một xúc tác cho sự thay đổi hơn nữa trọng tâm hướng về phía Đông Nam Á từ Trung Quốc của các công ty Nhật Bản'. Forbes cho rằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan mới của Trung Quốc được phô trương trong tuần qua có thể tác động đến nhiều thương hiệu từ các quốc gia khác.[143] VnExpress bình luận 'Thế giới đang chứng kiến một quá trình thay đổi chậm rãi nhưng chắc chắn ở Nhật Bản theo hướng cứng rắn hơn trong ngoại giao và quân sự trước sự mạnh lên nhanh chóng của Trung Quốc',[172] 'các nhà hàng và siêu thị Nhật bị phá, các sản phẩm Nhật bị đập trong những cuộc biểu tình của người Trung Quốc. Đó có phải màn dạo đầu của một cuộc chiến tranh thương mại Nhật-Trung'.[173] VietNamNet dẫn lời chuyên gia Valerie Niquet thuộc Quỹ Nghiên cứu chiến lược (FRS) nói rằng 'sự căng thẳng giữa đôi bên chỉ tăng dần, khi cùng với sự gắn kết khổng lồ với nhau về kinh tế, trong con mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì Nhật Bản ngày càng có xu hướng trở thành nơi để chuyển dịch sự thất vọng của người dân Trung Quốc. Xu hướng đó được thiết lập vững chắc sau chuyến thăm "tai họa" của ông Giang Trạch Dân đến Tokyo năm 1998.[...] Trung Quốc đã có nhiều tuyên bố đơn phương về lãnh thổ trên biển mà không có sự công nhận của quốc tế. Đó là chuyện xảy ra ở biển Hoa Đông và ở biển Đông với PhilippinesViệt Nam. Điều thôi thúc Trung Quốc đẩy mạnh việc này là kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, Trung Quốc đã có một phân tích sai lầm, dựa trên việc đánh cược rằng Hoa Kỳ đã suy yếu và giờ là thời điểm để Trung Quốc tiến ra các vùng biển'; tiến sĩ Jean-Luc Domenach cho rằng 'tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu chậm lại, áp lực trên các thị trường bất động sản tăng cao. Đặc biệt, sự không thuận lợi trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, ở đây là vụ án Bạc Hy Lai, khiến giới chức Trung Quốc phải tìm ra một cái gì đó để xả áp lực, để tạo ra một mối quan tâm về an ninh trong hoàn cảnh có nhiều hoài nghi trong nước. Căng thẳng với Nhật Bản nằm trong tính toán đó'.[174]

Los Angeles Times cho biết dù không có bằng chứng cảnh sát Trung Quốc tham gia vào bạo lực, nhưng cảnh sát tại nhiều thành phố đã hướng dẫn người dân về địa điểm biểu tình và dọn đường để hàng chục nghìn người tham gia, nhiều người biểu tình được công ty cho nghỉ phép để đi biểu tình.[175] NPR nhận xét 'ở một quốc gia khi các cuộc biểu tình quy mô lớn thường bị đàn áp, thực tế là các cuộc biểu tình vào Thứ Bảy được cho phép nổ ra giống như một dấu hiệu thể hiện lập trường của chính phủ'.[68] Tiến sĩ Miura Kacie tại Viện Công nghệ Massachusetts bình luận 'những người nghiên cứu Trung Quốc coi chủ nghĩa dân tộc như một loại dẫn chuyện được chính phủ tích cực tạo ra, giúp tạo nên tính hợp pháp cho đảng Cộng sản Trung Quốc', lập luận rằng chính phủ Trung Quốc không phải là một dạng tập quyền thống nhất trong những phản ứng chính trị quyết định đối với các tranh chấp quốc tế. Chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ trung ương đối với chính trị địa phương cũng như thất nghiệp gia tăng và tình trạng bất ổn xã hội được Bắc Kinh coi là vô cùng đáng báo động, có thể là yếu tố khiến chính quyền địa phương tuân thủ theo chính sách bài ngoại của chính quyền trung ương.[176] The Wall Street Journal phân tích "truyền thông chính phủ Trung Quốc ban đầu thúc đẩy ngọn lửa thù hận nhưng sau đó đã cố gắng lắng dịu nó. Cảnh sát cho phép người biểu tình tự do hành động, nhưng yêu cầu họ trở về nhà nếu họ bắt đầu giận dữ. Cách tiếp cận kép này là điển hình cho cách phản ứng của chính phủ Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc được hưởng lợi bằng cách tiếp tục dung dưỡng tâm lý bài Nhật. Điều này tạo tin tưởng (hoặc được cho là) thúc đẩy tính hợp pháp lịch sử của đảng Cộng sản Trung Quốc chống lại Đế quốc Nhật Bản xâm lược, đưa Trung Quốc trở lại vị thế vốn có trên thế giới. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc phải đảm bảo rằng những người biểu tình sẽ không chỉ trích họ yếu nhược trước chính phủ Nhật Bản, trong khi vẫn dung dưỡng tâm lý giận dữ bài Nhật ở mức độ cao".[177]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc năm 2012 http://www.dushi.ca/tor/news/bencandy.php/fid11/lg... http://www.ce.cn/xwzx/gnsz/gdxw/201209/18/t2012091... http://finance.cnr.cn/gundong/201209/t20120919_510... http://usa.chinadaily.com.cn/china/2012-09/17/cont... http://www.chinadaily.com.cn/opinion/2012-09/15/co... http://opinion.people.com.cn/n/2012/0915/c1003-190... http://society.people.com.cn/n/2012/0919/c223276-1... http://world.people.com.cn/n/2012/0820/c1002-18782... http://finance.sina.com.cn/china/20120913/14101312... http://news.sina.com.cn/c/2012-09-28/032125270307....